Thứ Ba, 6 tháng 1, 2015

BÀI THUỐC NAM CHỮA ĐAU DẠ DÀY BẰNG SA NHÂN

BÀI THUỐC NAM CHỮA ĐAU DẠ DÀY BẰNG SA NHÂN


Bài thuốc nam chữa đau dạ dày bằng cây Sa Nhân là một trong những bài thuốc nam chữa viêm loét dạ dày, bệnh đau dạ dày, hành tá tràng hiệu quả và đã được sử dụng nhiều trong Y Học Cổ Truyền. Bài thuốc nam chữa đau dạ dày bằng cây Sa Nhân giúp giảm thiểu các triệu chứng liên quan đến bệnh đau dạ dày như: đau dụng, đầy hơi, chướng bụng, ợ chua, đau thượng vị…Cây Sa Nhân được các bác sĩ Đông Y sử dụng cho nhiều bài thuốc nam khác nhau điều trị những chứng bệnh liên quan đến dạ dày, đường tiêu hóa. Cây Sa Nhân là một trong những cây thuốc nam quý, một vị thuốc nam được sử dụng rộng rãi trong Đông Y điều trị bệnh.
Cây Sa Nhân
Cây Sa Nhân thuộc họ gừng. Cây Sa Nhân có nhiều loại khác nhau. Trong Đông Y thường sử dụng cây Sa Nhân tím và Sa Nhân trắng vì hai loại Sa Nhân này có giá trị dược liệu cao và được sử dụng như là một trong những nguyên liệu chính bào chế những bài thuốc nam chữa bệnh trong đó có bài thuốc nam chữa đau dạ dày. Cây Sa nhân là thuốc nam có vị cay, tính ấm, đi vào 2 kinh tỳ và vị có tác dụng hành khí, hóa thấp, kiện tỳ, ôn trung chỉ tả, an thai. Cây Sa Nhân chủ trị các chứng tỳ vị ứ trệ do thấp trở, tỳ hàn tiết tả.
Cây Sa Nhân Sống Ở Đâu?
Cây Sa Nhân có nhiều ở các tình Trung Du và Miền Núi phía Bắc Việt Nam. Cây Sa Nhân thường mọc thành vạt lớn ở những nơi ẩm, mát có chất mùn như thung lung, vên suối, bờ nương rẫy.
Đặc Điểm Của Cây Sa Nhân
Sa Nhân là loại cây thảo dược, sống lâu năm. Lá của cây Sa Nhân mọc so le thành hay dãy. Mặt trên của lá Sa Nhân sẫm bóng, mặt dưới nhạt. Lưỡi lá Sa Nhân mỏng nhìn qua gần giống lá của cây Riềng. Cây Sa Nhân là cây thân rễ mảnh, mọc bò lan, các rễ đan vào nhau thành mạng lưới rất chắc. Cây Sa Nhân ra hoa trong khoảng tháng 5 và tháng 6. Quả của cây Sa Nhân có quả hình cầu hoặc hình bầu dục, có gai mềm. Hạt Sa Nhân hình nhiều cạnh, mùa Sa Nhân ra quả vào tháng 7 và tháng 8.
Trong dan gian và Đông Y thường dùng quả Sa Nhân để bào chế những bài thuốc nam chữa đau dạ dày và bào chế một số bài thuốc nam điều trị những loại bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa. Quả Sa Nhân chín trong thời gian ngắn khoảng 20 ngày. Quả Sa Nhân chín có màu đỏ hoặc màu tím. Nhân hạt Sa Nhân to mẩy. Bác sĩ Đông Y thường sử dụng những quả Sa Nhân khi bóp thấy cay nhiều, nóng để bào chế bài thuốc nam chữa đau dạ dày.
Cách Thu Hoạch Quả Sa Nhân
Mặc dù quả Sa Nhân có giá trị dược liệu cao, sử dụng trong việc bào chế bài thuốc nam chữa đau dạ dày tuy nhiên việc lựa chọn quả Sa Nhân phải hết sức cẩn thận nhằm đảm bảo chất lượng cũng như hiệu quả của bài thuốc bam chữa đau dạ dày. Việc thu hoạch quả Sa Nhân làm thuốc chữa đau dạ dày cũng cần được thực hiện đúng lúc. Quả Sa Nhân chính nhanh, nếu thu hoạch quả Sa Nhân muộn từ 5 đến 7 ngày, khi bóc quả Sa Nhân ra đã thấy mềm, nếm thử thấy vị ngọt, đã hết chấy cay. Trong trường hợp này, Đông Y học là quả Sa Nhân đường, ít tinh dầu, ít giá trị dược liệu, khó bảo quản và dễ bị ẩm mốc nên những quả Sa Nhân này thường không được dùng để bào chế bài thuốc nam chữa đau dạ dày. Nếu quả Sa Nhân được thu hoạch quá sớm, còn non, khi bóc ra hạt có màu trắng, hơi vàng, nếm thấy cay nhưng không có vị chua. Những quả Sa Nhân này cũng không có nhiều giá trị dược liệu. Khi sử dụng những quả Sa Nhân này trong bài thuốc nam chữa đau dạ dày cũng không mang lại hiệu quả điều trị bệnh đau dạ dày của bài thuốc nam có sử dụng Sa Nhân.
Ngoài việc thu hoạch quả Sa Nhân đúng lúc, đúng thời điểm, việc bảo quản quá Sa Nhân sau thu hoạch cũng là việc làm vô cùng quan trọng nhằm đảm bảo giá trị dược liệu, đảm bảo hiệu quả của bài thuốc nam chữa đau dạ dày. Ngay sau khi thu hoạch quả Sa Nhân ở thời điểm tốt nhất, quả Sa Nhân phải được chế biến và bảo quản ngay lập tức, tránh tình trạng để quả Sa Nhân bị thối, hỏng. Khi thu hoạch quả Sa Nhân, hái cả chum, phơi hoặc sấy trong năm ngày, 5 đêm. Sau khi quả Sa Nhân đã được sơ chế và bảo quản, bác sĩ Đông Y sẽ sử dụng quả Sa Nhân khô để bào chế bài thuốc nam chữa đau dạ dày.
Một số bài thuốc nam sử dụng Sa Nhân
1. Bài thuốc nam điều trị loét dạ dày mạn tính:
Người bị bệnh đau dạ dày, loét dạ dày mạn tính có thể bào chế bài thuốc nam chữa đau dạ dày với cây Sa Nhân như sau: Sa nhân 6g; dạ dày lợn 1 cái. Dạ dày lợn rửa sạch, thái chỉ, cùng với Sa Nhân nấu thành món canh. Ăn dạ dày và uống nước canh. Dùng liên tục trong 10 ngày.      
2. Bài thuốc nam điều trị lạnh bụng, đầy hơi:
Với những bệnh nhân có triệu chứng lạnh bụng, đầy hơi, tiểu tiện không thông có thể bào chế bài thuốc nam sử dụng Sa Nhân như sau: Sa nhân 100g tán nhỏ, vỏ quýt, vỏ vối, vỏ rụt, thanh bì, thần khúc, mạch nha mối thứ 2g tán nhỏ, rây bột mịn, trộn với mật làm viên. Mỗi lần uống với 4g với sắc lá tía tô. Dùng liên tục từ 3 đến 5 ngày.
3. Bài thuốc nam điều trị đau bụng, tiêu chảy:
Với những bệnh nhân bị bệnh lỵ mạn tính, đau bụng, tiêu chảy gây ra bởi thể hư hàn có áp dụng bài thuốc nam với cây Sa Nhân. Những người có triệu chứng: ăn không ngon miệng, ăn ít, bụng trướng, đau liên miên, chân lạnh, thở yếu, tinh thần uể oải, người mệt mỏi, sắc mặt nhợt nhạt, nhạt miệng, không khát; đại tiện loãng lỏng cũng có thể bào chế bài thuốc nam chữa đau dạ dày như sau: Sa nhân 6g, mộc hương 4g, đẳng sâm 10g, bán hạ 10g, bạch truật 10g, phục linh 10g, trần bì 6g, sinh khương 8g, cam thảo 3g; sắc uống trong ngày.
4.Bài thuốc nam điều trị nôn do thai nghén:
Phụ nữ trong thời kỳ thai nghén có triệu chứng nôn mửa có thể bào chế bài thuốc nam sử dụng Sa Nhân như sau: Sa nhân 4g, rễ gai 8g, ích mẫu 6g, hương phụ 4g, mầm cây mía 10g. Tất cả rửa sạch thái nhỏ, phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần. Uống liên tục trong 5 ngày.
Cây Sa Nhân là một loại cây thuốc nam quý, quả Sa Nhân được sử dụng nhiều trong Đông Y điều trị bệnh và bào chế những bài thuốc nam chữa đau dạ dày và một số triệu chứng bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa. Tuy nhiên để cho bài thuốc nam sử dụng Sa Nhân có hiệu quả tốt nhất, nên lựa chọn quả Sa Nhân có chất lượng, được thu hoạch và bảo quản đúng cách.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét